Phòng cháy chữa cháy là một hệ thống cực kỳ quan trọng và cần thiết trong các tòa nhà, các chung cư hay bất kỳ nơi đâu. Vậy làm thế nào để bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy, cùng chúng tôi tìm hiểu về “Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy mới nhất” trong bài viết hôm này nhé.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì?

Từ xưa tới nay tình hình cháy nổ luôn là vấn đề được mọi người quan tâm và chú ý. Với nhiều thiệt hại gây nguy hiểm cho người và tài sản, chính vì vậy nhiều người đã nhận thức được việc phải phòng cháy chữa cháy như thế nào.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được tạo nên với mục đích nhằm hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ, đồng thời mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ an toàn cho con người và tài sản ở mọi nơi. Như vậy việc xây dựng và tạo nên hệ thống phòng cháy chữa cháy là vô cùng quan trọng trong đời sống thường ngày.
Mặt khác việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho các tòa nhà cao tầng, chung cư luôn là điều cần thiết nhất. Bởi một khi xảy ra cháy nổ thì mức thiệt hại và nguy hiểm xảy ra là vô cùng lớn và khó có thể kiểm soát được.
Tại sao phải bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

Việc sử dụng và lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy là vô cùng cần thiết và quan trọng trong hệ thống nhà ở của con người. Chính vì vậy một khi đã lắp đặt hệ thống theo dạng máy móc, thì cũng cần phải bảo dưỡng, bảo trì để sử dụng lâu dài theo thời gian.
Việc bảo trì thường xuyên nhằm nhanh chóng phát hiện sự cố để sửa chữa và khắc phục. Đồng thời cũng từ đó tránh được những hư hại không đáng có để hệ thống phòng cháy chữa cháy có thể hoạt động liên tục khi cần thiết.
Các công tác bảo trì như sửa chữa, thay thế, kiểm tra và vệ sinh hệ thống thiết bị cảnh báo cháy nổ. Các hệ thống liên quan như chuông, còi, … không thể phát tín hiệu, việc bảo trì đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào quá trình lắp đặt của các hệ thống.
Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy mới nhất
Đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy sau khi đưa vào hoạt động thì cũng cần phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy mới nhất như sau:
1. Kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy tự động

- Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh tủ bảo cháy trung tâm, hệ thống cấp điện cho tủ điều khiển, hệ thống báo nhiệt và khói.
- Bước 2: Vệ sinh lau chùi các nút ấn khẩn cấp, chuông và còi báo cháy.
- Bước 3: Kiểm tra và chạy thử các đường dây tín hiệu để phát hiện hư hỏng và kịp thời sửa chữa.
- Bước 4. Kết thúc kiểm tra và tiến hành thử nghiệm lại hệ thống lần cuối.
2. Kiểm tra và bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường và tự động

- Bước 1: Kiểm tra các tủ điều khiển, máy bơm cứu hỏa, máy bơm xăng, dầu, đường dây ống, sprinkler và valve cứu hỏa.
- Bước 2. Chạy thử nghiệm máy bơm để phát hiện sự cố hay không, có bị quá tải hay tăng nhiệt không.
- Bước 3. Kiểm tra nguồn điện cấp vào, các đồng hồ điện volt và ampe có ổn định không, chế độ điều khiển, cầu dao có hoạt động tốt không.
- Bước 4. Kiểm tra các máy bơm xăng, dầu để xem có bị quá nhiệt, tốc độ quay có bình thường hay bị rò rỉ dầu nhớt gì hay không.
- Bước 5. Kiểm tra đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng xem có bị rò rỉ và kiểm tra đồng hồ đo áp suất nước có ổn định hay không.
3. Bảo trì hệ thống đèn chiếu sáng phòng cháy chữa cháy

Đối với hệ thống đèn thoát hiểm, đèn chiếu sáng khẩn cấp, cần kiểm tra có hoạt động hay hư hỏng gì hay không. Từ đó tiến hành sửa chữa kịp thời để tránh phát sinh sự cố không đáng có trong quá trình phòng cháy chữa cháy.
4. Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động Sprinkler

Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động Sprinkler là hệ thống có đầu phun tự động, vì vậy hệ thống này cũng cần phải kiểm tra và bảo trì thường xuyên để khi sử dụng được tốt và ổn định. Các bước để bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động Sprinkler như sau:
- Bước 1. Thực hiện tháo đầu phun tự động để kiểm tra đường ống nước, ống chính, đầu phun xem có nước hay không. Sau đó thực hiện xả nước và kiểm tra đầu phun tự động.
- Bước 2. Thực hiện vệ sinh, kiểm tra cụ thể đầu phun Sprinkler như thân, chốt, cảm ứng xem có dấu hiệu hư hỏng, cần phải sửa chữa hay thay thế gì hay không?
- Bước 3. Vệ sinh cặn bẩn trong các đường ống cấp nước cho đầu phun bằng các loại dung dịch phù hợp để tẩy rửa và xối sạch. Xả toàn bộ hệ thống nước cũ và cấp nước mới, đồng thời kiểm tra xem hệ thống cấp nước có bị rò rỉ hay không để khắc phục ngay.
- Bước 5. Thực hiện kiểm tra và bảo trì hệ thống ban, điều khiển bơm tự động, điện nguồn,… từ đó khắc phục và xử lý triệt để các sự cố xảy ra.
- Bước 6. Kiểm tra và bảo trì hệ thống máy bơm tự động gồm ốc, vít, mối hàn, dây điện,…kiểm tra hệ thống làm mát, nhiên liệu có trong máy, hệ thống điện nguồn, ắc quy, động cơ,…
Lưu ý khi sử dụng hệ thống phòng cháy chữa cháy

Việc lắp đặt và chạy thử hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào hoạt động thực tế. Từ đó khắc phục và chỉnh sửa để đáp ứng đầy đủ yêu cầu cấp thiết và tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.
Các công cụ và thiết bị phải đảm bảo về chất lượng, chủng loại trước khi tiến hành lắp đặt. Đồng thời phải được kiểm duyệt từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền riêng trước khi đưa vào hoạt động.
Việc bảo trì và bảo dưỡng theo định kỳ 1 năm 1 lần, thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống của các thiết bị phòng cháy chữa cháy và khắc phục nếu hư hỏng. Ngoài ra phải thực hiện tập duyệt các vấn đề liên quan đến cháy nổ và thử nghiệm hệ thống để chấn chỉnh lại những sự cố xảy ra.
Như vậy quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy mới nhất theo quy định về luật PCCC và TCVN 5738/2001 đưa ra những thông rất rõ ràng về việc 1 năm cần bảo trì phòng cháy chữa cháy là 1 lần. Đồng thời việc bảo trì kiểm tra định kỳ các bình chữa cháy là 3 tháng/ 1 lần hoặc 6 tháng/1 lần do đơn vị có nghiệp vụ và năng lực thực hiện bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hy vọng những thông tin cần thiết trong bài viết của chúng tôi sẽ mang đến những hữu ích cho bạn về vấn đề bảo trì phòng cháy chữa cháy.