Hệ thống điện là bộ phận dường như không thể thiếu trong mọi công trình xây dựng, đảm bảo các thiết bị hoạt động bình thường và hiệu suất của công trình luôn ở mức ổn định nhất. Mời bạn hãy cùng tìm hiểu cụ thể 5 bước thi công cơ điện công trình qua bài viết sau nhé.
Tìm hiểu chung về hệ thống điện công trình

Đối với một công trình xây dựng có sử dụng cơ điện thì việc thi công, lắp đặt hệ thống điện có thể chiếm đến hơn 50% tổng khối lượng công việc bởi đây là một khâu hết sức quan trọng, đòi hỏi độ tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ. Thậm chí có những dự án đòi hỏi khối lượng thi công lắp đặt hệ thống điện lên đến 80% tổng khối lượng công việc. Thông thường, hệ thống đường điện trong công trình sẽ được chia làm 2 loại gồm điện nặng và điện nhẹ:
Hệ thống điện nặng bao gồm: Trạm biến áp, máy phát điện, tủ điện, điều khiển, máy bơm nước, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét,…
Hệ thống điện nhẹ bao gồm các bộ phận như: Hệ thống viễn thông tòa nhà, hệ thống kết nối mạng máy tính, tổng đài điện thoại, hệ thống cáp truyền hình, hệ thống điện thoại gọi cửa (nếu có), hệ thống quản lý tòa nhà, hệ thống báo cháy, nổ, hệ thống kiểm soát, quản lý xe ra vào tòa nhà,…
>>> Xem thêm Dịch vụ thi công cơ điện tại Bình Dương
Tổng hợp chi tiết 5 bước thi công hệ thống mạch điện công trình
Hệ thống điện công trình có thể hiểu nôm na là toàn bộ những thiết bị, quá trình thi công sao cho đảm bảo nguồn điện năng truyền tải đến thiết bị điện một cách ổn định, an toàn, năng suất nhất. Để góp phần đảm bảo hệ thống điện được thi công an toàn, nhanh chóng, đảm bảo các yêu cầu khắt khe thì không thể bỏ qua 5 bước sau:
Tiến hành lắp đặt ống bảo vệ mạch điện

Mục đích của việc làm này là đảm bảo đường dây điện, hệ thống mạch điện luôn được đảm bảo hoạt động bình thường, tránh các nguy cơ hư hỏng hệ thống dây cáp mạng, ống ngầm và ống thoát nước của hệ thống máy lạnh công nghiệp. Ống bảo vệ đảm bảo chất lượng được dùng trong thi công hệ thống điện công trình là loại ống nhựa dẻo, có thể là chất liệu inox có tính năng chịu được nhiệt độ cao, chống lực va đập, lực ép cũng như sức nặng, có thể uốn cong theo yêu cầu một cách dễ dàng.
Các hệ thống ống đặt dưới lớp bê tông sàn cần được tiến hành sau khi các công nhân đã thi công xong lớp sắt dưới sàn. Ống nhựa bảo vệ mạch điện sẽ được đặt ngay bên trên lớp sắt đầu tiên, tùy vào mục đích và yêu cầu thi công mà có những vị trí ống bảo vệ đặt giữa 2 lớp sắt lót sàn.
Bên cạnh đó, ống đi ngầm bên trong tường được thiết kế theo hướng thẳng đứng hoặc song song với sàn, kết hợp với các ổ điện, công tắc điện, hộp đèn theo bản vẽ đã thi công sao cho hài hòa, đơn giản, mạch điện không rối và tiết kiệm dây dẫn nhất có thể.
Thi công cáp điện
Việc lắp đặt các cáp điện được thực hiện ngay sau bước lắp hệ thống ống bảo vệ dây dẫn. Việc đưa dây dẫn vào ống, kéo dây dẫn đến những ổ cắm, công tắc điện đúng như bản vẽ thiết kế do những công nhân chuyên nghiệp đảm nhận nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất, tránh những sai sót không đáng có trong việc lắp đặt cáp điện cho công trình, ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu suất, chất lượng công trình xây dựng.
Việc lắp đặt cáp điện cũng cần được các kỹ sư thiết kế đảm bảo 2 nguyên tắc chính là tiết kiệm dây dẫn và đơn giản, dễ dàng sửa chữa, thay thế khi có hư hỏng xảy ra.
Các dây cáp điện đều có màu sắc riêng và được quy định chức năng theo màu sắc như: dây pha gồm các màu đỏ, xanh, vàng; dây trung tính là dây cáp màu đen; dây tiếp địa được quy định là dây màu xanh hoặc vàng. Tất cả đầu dây cáp đều được đánh dấu kí tự đặc biệt để đảm bảo lắp đúng đường dây, tránh gây ra cháy, nổ, hư hỏng thiết bị do lắp sai dây dẫn.
Tiến hành lắp đặt tủ điện, bảng điện cho công trình

Bất cứ công trình xây dựng nào cũng cần có một tủ điện và bảng điều khiển điện chung để tiện theo dõi, sửa chữa và điều khiển thiết bị khi cần. Tủ điện gồm có 2 loại là gắn tường hoặc có bệ đỡ. Cả 2 loại tủ này đều có quy trình lắp đặt khá giống nhau, chỉ có một số khác biệt ở bước cuối cùng của quá trình thi công. Trước khi hoàn thiện phần tường cho công trình thì các công nhân sẽ xác định và lắp đặt sẵn các thanh sắt, tắc kê lên tường để việc lắp đặt tủ điện sau này diễn ra thuận lợi hơn.
Bên trong tủ điện thường sẽ được lắp đặt bảng tên nhánh điện để thuận lợi hơn trong quá trình quan sát, chỉnh sửa cũng như điều khiển thiết bị điện trong công trình. Trước khi vận chuyển đến công trình để lắp đặt vào tường và bắt đầu hoạt động thì tủ điện luôn được các kỹ sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm thử trước công suất, khả năng hoạt động,… để đảm bảo không xảy ra bất cứ sai sót nào khi sử dụng tại công trình. Quy trình thử tủ điện, nghiệm thu sau khi lắp đặt tủ điện được diễn ra khá lâu nhằm đảm bảo khả năng sai sót luôn ở mức thấp nhất có thể.
Các thiết bị bên trong tủ điện cần đảm bảo được sản xuất đúng quy trình, đạt chuẩn chất lượng cao, chất liệu có độ bền cao, phòng chống hư hỏng không mong muốn khi sử dụng thời gian dài.
Các thiết bị điện được lắp đặt
Trước khi tiến hành lắp đặt các thiết bị điện vào công trình thì các kỹ sư cần phải kiểm tra thật kỹ chất lượng cũng như các thông số của thiết bị đó có phù hợp với nguồn điện hay không, có hoạt động tốt khi sử dụng dưới điều kiện cụ thể hay không,… Việc này nghe qua thì có vẻ không mấy quan trọng nhưng thực chất đây là bước rất cần khi thi công lắp đặt hệ thống điện công trình, tránh những sai sót không đáng có làm chậm trễ tiến độ thi công, ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của công trình.
Sau khi đã lắp đặt xong thiết bị điện thì cũng cần kiểm tra lại một lần nữa xem thiết bị có hoạt động bình thường không, có bị hư hỏng gì không để kịp thời sửa chữa, thay thế.
Kiểm tra, nghiệm thu công trình
Bước cuối cùng của quá trình thi công cơ điện công trình chính là kiểm tra tổng thể lại tất cả các bước trên một lần nữa, đo đạc hệ số điện, công suất điện, kiểm tra thông số thực tế có đúng với tính toán ban đầu hay không, đảm bảo tất cả các đường dây điện và thiết bị tiêu thụ điện đều an toàn cho người sử dụng, không có tình trạng rò rỉ điện năng gây lãng phí, nguy hiểm.
Quá trình nghiệm thu cần có một nhóm chuyên gia nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi cùng thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ, tính toán chính xác, đảm bảo rằng công trình hoàn hảo nhất có thể và có độ bền cũng như mức độ an toàn và năng suất cao. Việc kiểm tra lại công trình cũng cần thực hiện theo các bước cụ thể của từng đơn vị thi công, thường sẽ gồm có 3 bước: kiểm tra hệ thống dây cáp, các đấu nối và cuối cùng là gắn nhãn nhận diện cho các thiết bị điện.
Hy vọng qua bài viết trên Nhà Xưởng An Thịnh có thể giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt tốt hơn về quy trình 5 bước thi công cơ điện công trình an toàn, hiệu quả. Tất cả mọi công đoạn, mọi bước của quá trình này đều đòi hỏi sự chuyên nghiệp, cẩn thận và tay nghề cao, đảm bảo cho công trình hoàn mỹ nhất khi đưa vào sử dụng.
Itís nearly impossible to find well-informed people for this topic, but you seem like you know what youíre talking about! Thanks