Hướng dẫn thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Việc lắp đặt tủ điện công nghiệp chất lượng cao có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định nguồn điện cho sản xuất mà còn đảm bảo an toàn về điện cho mọi người. Tuy nhiên quy trình các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp chi tiết, đảm bảo chất lượng thì có rất ít người biết. Qua bài viết hướng dẫn thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp, hy vọng bạn sẽ có nhiều thông tin hơn về việc thi công, lắp đặt tủ điện nhé.

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là một thiết bị không thể thiếu tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vì đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho máy móc được cung cấp nguồn điện ổn định để hoạt động bình thường, đem đến hiệu suất công việc cao hơn.

Tủ điện công nghiệp là nơi có thể điều khiển hệ thống điện của cả nhà máy, giúp nhân viên chuyên môn dễ dàng điều chỉnh máy móc, thiết bị nhanh chóng, an toàn mà không mất quá nhiều thời gian, công sức.

Ứng dụng và chức năng của tủ điện công nghiệp
Ứng dụng và chức năng của tủ điện công nghiệp

Ứng dụng và chức năng của tủ điện công nghiệp

Tủ điện được dùng trong công nghiệp thường được làm bằng chất liệu thép tấm hoặc phủ một lớp sơn tĩnh điện bên ngoài với đa dạng màu sắc cho khách hàng thoải mái lựa chọn.

Chức năng chính của tủ điện công nghiệp chính là truyền tải và phân phối nguồn điện từ trạm biến áp, máy biến áp đến từng thiết bị trong hệ thống, đảm bảo mang nguồn điện ổn định đến để máy móc có thể vận hành và hoạt động.

Tủ điện công nghiệp có cấu trúc khá phức tạp với nhiều mạch điện, dây điện lắp chồng chéo lên nhau. Việc thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp cần đảm bảo yếu tố đầu tiên là độ an toàn, chất lượng cũng như khả năng cấp điện của tủ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ Thiết kế Lắp Đặt Tủ Điện

Các bước tiến hành lắp đặt tủ điện công nghiệp chuẩn quy trình

Lên ý tưởng bản vẽ

Việc lắp đặt tủ điện công nghiệp cần đảm bảo nhiều yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính vì vậy mà cần có bản thiết kế chi tiết và được xem xét kỹ càng, đảm bảo các tính năng của tủ điện công nghiệp và độ an toàn, tiện dụng, dễ điều khiển.

Lên ý tưởng bản vẽ
Lên ý tưởng bản vẽ – Ảnh minh họa

Muốn có bản thiết kế chuẩn nhất thì nhà thiết kế không thể bỏ qua các chỉ số do khách hàng cung cấp, đảm bảo đúng chuẩn từng mạch điện một, nếu không sẽ phải tháo bỏ và làm lại từ đầu dẫn đến mất thời gian, tốn kém chi phí.

Ngoài ra, trong khâu thiết kế cũng cần đong đếm kỹ càng, cân đối chất lượng, đưa sự an toàn lên hàng đầu và đảm bảo chi phí tiết kiệm nhất cho nhà đầu tư., cân bằng được giá thành của sản phẩm điện.

Lựa chọn thiết bị điện phù hợp với nhu cầu

Sau khi đã có bản vẽ hoàn chỉnh, đơn vị thi công sẽ tiến hàng thiết kế chi tiết phần vỏ tủ điện để khi xuống nhà máy, xí nghiệp thi công sẽ nhanh chóng, đảm bảo chất lượng bền lâu hơn.

Lựa chọn thiết bị điện phù hợp với nhu cầu
Lựa chọn thiết bị điện phù hợp với nhu cầu

Ngoài ra, đây cũng là lúc chọn lựa chất liệu cho tủ, các thiết bị cần thiết khi lắp đặt tủ chi tiết gồm những thiết bị nào, cần lắp đặt, sắp xếp các thiết bị ấy ra sao,… Trên mặt tủ cũng cần có các lỗ để gia công nút nhấn, đèn báo hiệu,…

Tiến hành lắp đặt thiết bị vào tủ điện công nghiệp

Sau khi đã hoàn tất những công đoạn trên và có được phần vỏ tủ như mong muốn thì bắt đầu tiến hành lắp đặt các thiết bị điện đã chuẩn bị vào tủ điện theo đúng như bản vẽ ban đầu đã thiết kế.

Nếu tủ điện đã có bản vẽ chi tiết thì bạn chỉ cần lắp đặt theo đúng như bản vẽ là được. Còn nếu tủ điện chưa có bản vẽ thì bạn có thể tiến hành sắp xếp thiết bị  sao cho đường dây được gọn gàng nhất, tiết kiệm dây dẫn mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ chung của tủ điện công nghiệp. Bạn cũng có thể tham khảo một số cách thiết kế, sắp xếp tủ điện trên mạng để thi công cho tủ điện của mình.

Tiến hành lắp đặt thiết bị vào tủ điện công nghiệp
Tiến hành lắp đặt thiết bị vào tủ điện công nghiệp

Bắt đầu gia công và lắp ráp thanh cái đồng

Với một số tủ điện có mức phân phối dòng định mức của át tổng bé hơn 50A thì các át nhánh nên được kết nối bằng dây dẫn. Ngược lại, đối với những tủ điện công nghiệp có át từ 100A trở lên thì sẽ được nối với át nhánh bằng các thanh chuyên dụng, gọi là thanh cái đồng.

Đây là công đoạn hết sức quan trọng nên cần có sự khéo léo, cẩn thận nhất định khi thực hiện nhé. Nếu các điểm nối giữa các át tổng và át nhánh siết quá chặt hay quá lỏng thì sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình truyền tải nguồn điện khi đưa vào vận hành, dễ dẫn đến tình trạng chập, cháy, nổ,… rất nguy hiểm và khiến thiết bị hư hỏng, tốn một khoản chi phí lớn để sửa chữa, thay thế.

Đấu nối dây dẫn của tủ điện công nghiệp

  • Cần đấu nối các dây dẫn của thiết bị một cách chính xác tuyệt đối và khoa học;
  • Cần có đánh dấu phân biệt màu sắc hoặc đánh số giữa các dây nối để dễ dàng phân biệt hơn khi lắp đặt, tránh lắp sai, lắp nhầm gây ra nhiều hậu quả khôn lương như cháy nổ, hư hỏng máy móc thiết bị của xí nghiệp, công ty;
  • Mạch điều khiển và phần mạch động lực nên để xa nhau 1 khoảng cách tương đối, hạn chế tình trạng bị nhiễu tín hiệu cảm ứng;
  • Đối với các dây nối có chức năng đấu nối tín hiệu cần sử dụng loại có sẵn vỏ bọc chống nhiễu tín hiệu;
  • Nên đấu nối dây dẫn trong tủ điện công nghiệp một cách tuần tự để tránh nhầm lẫn và tủ điện có thẩm mỹ hơn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ Bảo Trì Tủ Điện tại Bình Dương

Kiểm tra lại tủ điện công nghiệp đã lắp ráp xong

Bạn cần đảm bảo kiểm tra tủ điện đã hoàn thành tốt chưa qua một số điểm cần lưu ý sau:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng không điện: Tiến hành kiểm tra ngoại quan của tủ điện công nghiệp, đo đạc hết lại các thông số của tủ điện theo các tiêu chuẩn hiện có để đảm bảo tủ điện có thể hoạt động tốt nhất khi đưa xuống lắp đặt tại nhà máy.
  • Kiểm tra mạng điện: Cho chạy thử để đo đạc lại thông số, kiểm tra có đúng như yêu cầu hay không.
  • Kiểm tra thiết bị đã lắp đặt, đấu đúng như bản thiết kế hay chưa;
  • Kiểm tra độ chặt của các mối nối giữa các bộ phận xem đã đạt chuẩn chưa, có bị lỏng quá hay chặt quá không;
  • Kiểm tra tủ điện công nghiệp đã đủ các bộ phận và phụ kiện hay chưa
Kiểm tra lại tủ điện công nghiệp đã lắp ráp xong
Kiểm tra lại tủ điện công nghiệp đã lắp ráp xong

Vệ sinh lại tủ điện công nghiệp

Hoàn tất quá trình kiểm tra, nghiệm thu lại tủ điện công nghiệp sau khi thi công, bạn cần vệ sinh lại tủ bằng máy hút bụi chuyên nghiệp và một số dụng cụ cần thiết. Điều này giúp đảm bảo tủ điện công nghiệp sạch sẽ, hạn chế bụi và các chi tiết của thiết bị sót lại.

Đóng gói tủ điện giao đến cho xí nghiệp thi công

Hoàn tất các bước trên đây xong, bạn tiến hành đóng gói tủ điện công nghiệp đã hoàn chỉnh một cách cẩn thận và chắc chắn để tiến hành vận chuyển đến nơi cần lắp đặt.

Trên đây là một số thông tin từ Nhà Xưởng An Thịnh hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về hướng dẫn thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp. Tủ điện công nghiệp có vai trò rất quan trọng và đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận tuyệt đối khi tiến hành để đảm bảo chất lượng cũng như mức độ an toàn của tủ nhé!

CÔNG TY TNHH ANAN TECH

Với sự nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, biết lắng nghe và luôn cầu tiến. Tập thể cán bộ công nhân viên của công ty cùng với sự hợp tác giúp đỡ của Quý vị luôn không ngừng nỗ lực đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách hàng. Ngày càng phát triển, trở thành một trong những doanh nghiệp có uy tín được khách hàng và xã hội tín nhiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *