Sau thời gian dài sử dụng, các công trình nhà xưởng dần xuống cấp, hư hỏng. Do đó việc cải tạo, nâng cấp nhà xưởng là công việc cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất. Trong bài viết này Nhà Xưởng An Thịnh sẽ hướng dẫn cách nâng cấp nhà xưởng đầy đủ, chi tiết từ A đến Z. Mời bạn cùng tham khảo nhé!
Nguyên nhân gây xuống cấp nhà xưởng

Thông thường các công trình nhà xưởng sẽ bị xuống cấp và phát sinh nhiều vấn đề sau thời gian dài sử dụng, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhà xưởng ngày càng xuống cấp như:
- Thời gian dài sử dụng sản xuất dẫn đến tình trạng nhà xưởng bị hư hỏng.
- Thiết kế ban đầu không phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Việc xây dựng không đạt chất lượng.
- Vật liệu xây dựng không đảm bảo.
- Quá trình sử dụng không được bảo trì, quan tâm đúng mực.
- Sử dụng nhà xưởng vượt quá công năng dẫn đến quá tải sử dụng.
- Khả năng sử dụng không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.
Xem thêm: Dịch vụ Bảo trì Nhà Xưởng Bình Dương trọn gói từ Nhà Xưởng An Thịnh với nhiều ưu đãi, hậu mãi chu đáo tại Bình Dương và các tỉnh lân cận
Hướng dẫn chi tiết cách nâng cấp nhà xưởng đơn giản, nhanh chóng
Vạn vật tự nhiên đều có tuổi thọ sử dụng nhất định nên việc đảm bảo chất lượng và vận hành tốt trong quá trình sản xuất là điều cần thiết. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 10 bước cơ bản để nâng cấp nhà xưởng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng:
Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng
Tại bước này chúng ta cần đưa ra cách đánh giá tổng quan về hướng nâng cấp nhà xưởng, lên ý tưởng sửa chữa sơ bộ một số vấn đề bạn cần phải chú tâm như:
- Nhà xưởng có quy trình sản xuất như nào, công năng của nhà xưởng, thiết bị.
- Thời gian sử dụng sau cải tạo ít nhất bao lâu.
- Ngân sách nâng cấp, sửa chữa cải tạo.
- Tiến độ nâng cấp nhà xưởng mong muốn.
- Tính thẩm mỹ sau nâng cấp, cải tạo mong muốn.
- Trong thời gian sửa chữa có hoạt động sản xuất không, nếu tạm ngừng thì tối đa thời gian là bao lâu.
Bước 2 : Lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp
Việc lựa chọn 1 đơn vị thi công công trình chuyên nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sửa chữa, cải tạo. Để lựa chọn một đơn vị chuyên nghiệp một cách khách quan, phù hợp có thể lựa chọn theo một số gợi ý sau :
- Đơn vị có thời gian dài hoạt động và làm việc trong công việc tương tự.
- Có kinh nghiệm cả thiết kế và thi công.
- Có quy trình quản lý, lên kế hoạch chuyên nghiệp hay không?
- Có chuyên gia tư vấn, thiết kế có kiến thức, kinh nghiệm.
- Am hiểu rõ nguồn nguyên vật liệu sử dụng cho công trình.
- Được nhiều khách hàng đánh giá cao trong lĩnh vực thi công xây dựng.
Bước 3 : Kiểm tra, đánh giá hiện trạng nhà xưởng
Sau khi lựa chọn được một đơn vị thi công phù hợp, cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng nhà xưởng với đơn vị thi công. Việc này giúp cho chủ doanh nghiệp cũng như đơn vị sửa chữa đánh giá được tình trạng công trình đề ra những việc cần làm để nâng cấp nhà xưởng.
Trong quá trình khảo sát, các đơn vị tư vấn thiết kế sẽ lập đề cương khảo sát cụ thể từ công năng, thiết kế, kết cầu, vật liệu của công trình để xây dựng phương án thiết kế phù hợp tránh sai sót sau này.
Bước 4 : Đánh giá công năng, kết cấu, chất lượng sử dụng
Sau khi có báo cáo đánh giá công năng, thiết kế, kết cấu, vật liệu của nhà xưởng, chúng ta cần đánh giá thật kỹ nội dung báo cáo điều này sẽ phát hiện ra những vấn đề chưa rõ ràng được ghi chép lại, điều này sẽ giúp thống nhất sơ bộ thiết kế giữa các bên tham gia
- Về công năng sử dụng có đáp ứng được hay không, có nên thu hẹp hay mở rộng nhà xưởng.
- Về kết cấu nhà xưởng có cần phải gia cố hay thay đổi kết cấu xây dựng.
- Vật liệu xây dựng có cần phải thay mới hay tiếp tục gia cố.
Bước 5 : Đánh giá tính thẩm mỹ
Sau khi có sự đánh giá sơ bộ thiết kế nhà xưởng, chúng ta cần xem xét về tính thẩm mỹ của công trình sao cho phù hợp với yêu cầu của chủ doanh nghiệp cũng như khả năng thay đổi của công trình
Bước 6 : Dự tính ngân sách
Sau khi có phương án nâng cấp sơ bộ, cần tiến hành tính toán ngân sách sửa chữa, nâng cấp dựa trên thiết kế sơ bộ. Điều này sẽ giúp cho việc chúng ta dự tính được chi phí cần phải bỏ ra đồng thời có thể cân đối để hạn chế tối thiểu việc vượt quá dự chi.
Bước 7 : Xây dựng tiến độ xây dựng
Việc xây dựng tiến độ xây dựng sẽ giúp chúng ta nên các phương án sản xuất phù hợp để không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Việc lập tiến độ cũng phải thỏa mãn các tiêu chí ban đầu nếu có sự chênh lệch thì phải xem xét lại phương án thiết kế và ngược lại.
Bước 8 : Chuẩn bị
Công tác chuẩn bị cho việc nâng cấp có vai trò khá quan trọng vì nếu không có sự chuẩn bị kỹ thì tiến độ, ngân sách, thiết kế nhà xưởng sau nâng cấp sẽ có sự khác biệt, các bước chuẩn bị cần có như :
- Thành lập tổ dự án và người quản lý dự án dựa theo quy mô công trình.
- Lựa chọn phương án thiết kế phù hợp nhất để tiến hành và lập ngân sách cụ thể.
- Đánh giá ảnh hưởng cụ thể của việc nâng cấp với quá trình sản xuất và xây dựng biện pháp sản xuất.
- Phê duyệt biện pháp thi công, tiến độ thi công sản xuất.
- Chuẩn bị ngân sách dự chị.
Bước 9 : Thi công
Việc thi công, nâng cấp cần phải được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra tuy nhiên trong quá trình đó vần có nhiều sự việc phát sinh và nhiệm vụ của chúng ta là cần có phương án giải quyết phù hợp.
Do đó cần phải có một quy trình quan lý thi công phù hợp, mọi sự thay đổi quá trình sửa chữa cần được đơn vị thi công báo cáo, đánh giá sự việc sau đó mới được thi công. Cần tiến hành giám sát chặt chẽ quá trình thi công đảm bảo đúng yêu cầu, tránh phát sinh sự thay đổi.
Bước 10 : Đánh giá quá trình sử dụng
Sau khi nâng cấp nhà xưởng có thể gặp một số vấn đề nên cần phải duy trì nguồn lực sửa chữa, cải tạo của cả chủ đầu tư và đơn vị thi công để điều chỉnh và sửa chữa nhà xưởng kịp thời.
Một số lưu ý khi nâng cấp nhà xưởng

Trước khi bắt tay vào nâng cấp, sửa chữa cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Khảo sát, đánh giá tình trạng nhà xưởng trước khi nâng cấp.
- Xác định định hướng, đường lối phát triển, sản xuất của nhà xương.
- Lựa chọn đơn vị cải tạo, sửa chữa uy tín, chất lượng, chi phí phù hợp.
- Lựa chọn đơn vị mua nguyên vật liệu chất lượng, phù hợp.
- Chú ý tới tiến độ thi công, lên kế hoạch sản xuất trong thời gian cải tạo.
- Sau cải tạo thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì nâng cao tuổi thọ công trình.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cách nâng cấp nhà xưởng đầy đủ và chi tiết từ A đến Z. Thế giới Điện cơ mong rằng với những thông tin này bạn có thể áp dụng vào việc sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng của mình một cách đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
>>> Xem thêm Dịch vụ Nâng Cấp Nhà Xưởng tại Bình Dương trọn gói A-Z