Cải tạo nhà xưởng cũ thành nhà mới là phương pháp thi công hiệu quả nhất, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng và sự an toàn của người dùng sau nhiều năm sử dụng. Dưới đây 6 mẹo cải tạo nhà xưởng cũ thành nhà xưởng mới hiệu quả nhất.
Tầm quan trọng của việc cải tạo nhà xưởng cũ
Nhà xưởng sau nhiều năm sử dụng thường bị xuống cấp, hư hỏng gây nhiều phiền toái trong quá trình sản xuất, làm việc. Do đó việc cải tạo nhà xưởng là biện pháp khắc phục tình trạng xuống cấp của nhà xưởng hoặc nâng cấp thêm công năng sử dụng cho nhà xưởng nhằm đảm bảo nhà xưởng được vận hành an toàn và tiện lợi.
Cải tạo nhà xưởng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau tác động trực tiếp vào chất lượng công trình theo chiều hướng tốt hơn, giảm thiểu các sự cố khác phát sinh trong quá trình sản xuất làm việc.

Dưới tác động nhiệt độ, gió, mưa, ẩm ướt,… thì một số bộ phận của nhà xưởng chịu tác động trực tiếp sẽ bị hư hỏng. Ví dụ như trần nhà có thể bị dột, thấm nước, các thanh sắt bị gỉ sét, nứt dẫn đến tình trạng đổ sập, nguy cơ mất an toàn.
Hệ thống nguồn điện không được kiểm tra bảo trì thường xuyên dễ gây ra hiện tượng chập điện, cháy nổ. Nguồn nước không đảm bảo do quá trình xử lý nước kém , nguồn không khí trong các xưởng cũng ít được quan tâm xử lý nên vi khuẩn, bụi bặm phát triển ảnh hưởng nhiều đến môi trường làm việc của công nhân.
Vì vậy, hoạt động cải tạo sửa chữa nhà xưởng cần được thực hiện sớm khi nhà xưởng có dầu hiệu xuống cấp điều này cũng giúp cho việc kinh doanh sản xuất được tốt hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính mạng công nhân sản xuất.
6 mẹo cải tạo nhà xưởng cũ thành mới hiệu quả
Lựa chọn đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp
Tìm kiếm đơn vị cải tạo sửa chữa nhà xưởng chuyên nghiệp, uy tín làm việc hiệu quả là vô cùng quan trọng. Vì các đơn vị này sẽ thực hiện việc thi công, sửa chữa, lắp đặt theo mong muốn của bạn. Do đó, chọn một đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ giúp cho quá trình làm việc được suôn sẻ hiệu quả hơn rất nhiều so với bạn tự sửa chữa.

Bên cạnh đó các đơn vị cải tạo chuyên nghiệp cũng có đội ngũ tư vấn hỗ trợ cho quá trình thiết kế, cải tạo công trình của bạn 1 cách tốt nhất, phù hợp với hiện trạng của nhà xưởng.
Khảo sát thực tế hiện trạng của công trình
Việc đánh giá hiện trạng thực tế, mức độ an toàn, hiện trạng kết cấu của công trình là vô cũng cần thiết. Dựa vào thực trạng thực tế của công trình sẽ có hướng xử lý, cải tạo, sửa chữa 1 cách phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của khách hàng.
Việc thực hiện đánh giá hiện trạng của công trình có thể diễn ra trước hoặc sau khi thuê các đơn vị cải tạo. ‘
Xây dựng các giải pháp sửa chữa hiệu quả
Việc lựa chọn phương án cải tạo cũng phụ thuộc vào điều kiện thực tế, tình hình tài chính của chủ nhà xưởng. Tuy nhiên để có những lựa chọn sửa chữa tối ưu nhất có thể lập ra nhiều phương án lựa chọn cũng như phương án dự phòng để đảm bảo việc thi công sửa chữa. Một số vấn đề cần được cân nhắc khi lên phương án sửa chữa như:
- Mục đích sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng là gì ?
- Hiện trạng thực tế của nhà xưởng phù hợp để nâng cấp hay xây mới.
- Các giai đoạn của quá trình cải tạo.
- Giá thành cho các giai đoạn cải tạo theo phương án.
- Mức độ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất với doanh nghiệp.
- Thời gian thi công trong bao lâu.
Lập dự toán và báo giá sửa chữa
Việc lập dự chị cho quá trình cải tạo sửa chữa là vô cùng cần thiết, vấn đề này cần được trao đổi trực tiếp giữa nhà thầy và chủ nhà xưởng. Khi thực hiện cải tạo có ba nguồn chi phí chính là :
- Chi phí cho mua sắm thiết bị, công cụ, nội thất,…. để thay mới cho những công cụ đã hư hỏng, không có hiệu quả làm việc.
- Chi phí đầu tư cho các hạng mục như tháo dỡ, nâng cấp, xây dựng mới của nhà xưởng đảm bảo cho công năng sử dụng và sự an toàn của người lao động.
- Chi phí nhân công, thuê đơn vị sửa chữa.
Bên cạnh đó bạn cũng cần trao đổi với đơn vị sửa chữa về nguồn ngân sách dự chi của mình để có phương pháp cải tạo phù hợp nhất, không làm quá thâm hụt đến ngân sách.

Triển khai thực hiện công việc trong thực tế
Quá trình triển khai thi công đòi hỏi đơn vị thi công cần chú trọng theo dõi quá sửa chữa, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đưa ra không làm ảnh hưởng quá nhiều đến kế hoạch sản xuất của công xưởng.
Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng phù hợp các tiêu chuẩn của bản vẽ, phương án thiết kế công trình.
Không những vậy đơn vị thi công cần thường xuyên thông báo về những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công cho chủ đầu tư đảm bảo việc thi công được diễn ra tốt nhất, đảm bảo an toàn nhất.
Kiểm tra trước khi bàn giao và đưa công trình vào sử dụng
Sau khi hoàn tất các giai đoạn thi công thì việc kiểm tra, nghiệm thu lại chất lượng công trình là vô cũng quan trọng điều này sẽ giúp kịp thời khắc phục những sai sót, những vấn đề còn lại của nhà xưởng. Bên cạnh đó hoạt động cải tạo nhà xưởng cũ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất làm việc, kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc cải tạo và nâng cấp nhà xưởng là vô cùng cần thiết cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Với những chia sẻ về 6 mẹo cải tạo nhà xưởng cũ thành nhà xưởng mới hiệu quả, Nhà Xưởng An Thịnh mong rằng bạn cũng sẽ có những phương án cải tạo tốt nhất dành cho bản thân!