Giải pháp tiết kiệm chi phí và cải thiện chất lượng chức năng và thẩm mỹ cho nhà xưởng là cải tạo nâng cấp nhà xưởng. Sau một thời gian dài sử dụng, tất cả nhà xưởng đều có xu hướng xuống cấp và cần có những can thiệp cải tạo, sửa chữa hoặc nâng cấp. Vậy khi nào cần có những sự can thiệp này đối với nhà xưởng của bạn? Các bước cải tạo cho nhà xưởng được thực hiện như thế nào?
Nguyên nhân nhà xưởng cần cải tạo
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhà xưởng cần có sự can thiệp cải tạo và nâng cấp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một số nguyên nhân phổ biến như sau.
Thời gian sử dụng đã lâu
Có thể nói rằng, thời gian sẽ làm mài mòn đi chất lượng và hiệu quả của rất nhiều các sự vật, đồ vật, vật dụng,… Vì vậy, sau một khoảng thời gian sử dụng, nhà xưởng sẽ cũ và xuống cấp như một điều tất yếu. Yếu tố thời gian cũng là nhân tố đầu tiên khiến chất lượng công trình xuống cấp nhanh chóng.
Như nhà xưởng bê tông sau 10 năm sẽ bắt đầu có hiện tượng xuống cấp. Nhưng nhà xưởng thép tùy theo chất lượng xưởng khi xây dựng mà có thể xuống cấp chỉ trong khoảng từ 3 năm đến 5 năm.
Không có sự bảo dưỡng định kỳ cho công trình
Yếu tố khiến xưởng nhanh chóng bị hư hại và xuống cấp thứ hai cần kể đến là do nhiều chủ đầu tư thường bỏ qua việc bảo dưỡng định kỳ cho nhà xưởng của mình.

Nhà xưởng bị sử dụng quá tải
Phần lớn nguyên nhân khiến nhiều trường hợp nhà xưởng vừa đi vào hoạt động một thời gian ngắn mà đã xuống cấp, dù vẫn đang trong thời gian bảo hành xuất phát từ việc sử dụng quá tải công suất và sai công năng.
Quá trình thi công xây dựng nhà xưởng không đảm bảo chất lượng
Chất lượng của nhà xưởng trong quá trình xây dựng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến tuổi thọ và tình trạng của nhà xưởng sau khi hoàn thiện thi công. Nếu công tác xây dựng nhà xưởng ngay từ đầu đã không đạt những tiêu chuẩn cần thiết thì việc sửa chữa và cải tạo sau này là khó khăn khó tránh. Một vài nguyên nhân thường thấy nữa chính là nhu cầu mở rộng hay thu hẹp nhà xưởng, có thể là thay đổi thiết kế nhà xưởng ban đầu để đáp ứng năng suất của doanh nghiệp.
Biện pháp phòng tránh tình trạng xuống cấp của nhà xưởng
Các biện pháp phòng tránh tình trạng xuống cấp của nhà xưởng có thể vạch các ý chính như sau:
- Để phòng tránh tình trạng nhà xưởng xuống cấp, ngoài việc cần đảm bảo về kỹ thuật và chất lượng trong xây dựng, còn phải có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ. Việc làm này nhằm ngăn chặn ngay từ đầu các tác nhân gây ra việc làm xuống cấp và hư hại cho nhà xưởng cũng như phát hiện sớm những vấn đề phát sinh.
- Những vấn đề bạn cần lưu ý nhiều hơn khi bảo trì định kỳ cho nhà xưởng là chống thấm dột công trình. Việc thấm dột sẽ dẫn đến tình trạng hư hại hàng hóa lưu kho bên trong xưởng, gây hiện tượng chập điện và những hậu quả nghiêm trọng khác. Và về lâu dài, kết cấu nhà xưởng có thể ảnh hưởng nặng nề.
- Phần sơn khung thép, tường, nền, hàng rào cũng là những vấn đề thường xuyên xuất hiện các hư hại hay các vấn đề phát sinh. Phần sơn nếu được xử lý tốt sẽ như một lớp bảo vệ vật liệu bên trong, giúp gia tăng tuổi thọ của nhà xưởng. Đồng thời, giúp nhà xưởng của bạn có chiều sâu thẩm mỹ.
- Một phần quan trọng khác cần kể đến là hệ thống thoát nước. Những chất bẩn lắng đọng bên trong cần được thường xuyên xử lý loại bỏ để không gây ra hiện tượng ách tắc hệ thống về sau.

Khi nào cần phải sửa chữa, cải tạo nhà xưởng?
Đối với các doanh nghiệp, nhà xưởng là phần cơ sở vật chất vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất. Để thu hút được nhiều nhà đầu tư vào doanh nghiệp thì chất lượng cơ sở hạ tầng luôn là yếu tố được đánh giá hết sức quan trọng.
Vậy khi nào thì nên cải tạo nhà xưởng để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh, thu hút các đối tác đầu tư và nâng tầm vị thế doanh nghiệp của mình?
- Cần nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà xưởng với quy mô lớn hơn khi nhà xưởng cũ không còn đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất do quy mô quá nhỏ.
- Cơ sở hạ tầng bị xuống cấp qua nhiều năm sử dụng: mái xưởng bị dột do tác động của mưa bão, sơn tường bong tróc, nền xưởng xuất hiện hiện tượng ẩm mốc,….
- Có nhiều dấu hiệu báo động về mức độ an toàn, hiệu xuất của hệ thống điện và hệ thống điều hòa trung tâm của nhà xưởng.
- Các chi tiết hoạt động của hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất cũ không ổn định, hết thời gian bảo hành.
- Khu vực sản xuất không đảm bảo về môi trường làm việc.
- Tính thẩm mỹ của kho bãi, nhà xưởng trong mắt khách hàng tiềm năng bị giảm sút nghiêm trọng, khiến công ty gặp nhiều thiệt hại.
Những hạng mục sửa chữa, cải tạo nhà xưởng
Những hạng mục trong quy trình cải tạo, sửa chữa nhà xưởng được liệt kê như sau:
- Mái tôn, nâng mái nhà xưởng cần sửa chữa.
- Nâng nền và lát nền gạch,
- Các đường dây điện cần sửa chữa.
- Hố ga, đường ống nước cũng cần có sự cải tạo, sửa chữa.
- Hàng rào sắt, cửa cuốn và cửa sắt cần làm lại nếu cần thiết.
- Đổ bê tông và xây tường.
- Sửa, nâng cấp hoặc xây thêm phòng.
- Trần thạch cao cũng cần lưu ý sửa chữa, cải tạo.
- Chú ý việc quét vôi, bả matit và sơn lại tường.
- Cải tạo lớp chống thấm nhà xưởng.
- Các cửa kính cũng cần được cải tạo.
Trong khi mở rộng quy mô xưởng, cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Không gian được lựa chọn với mục đích sử dụng nhà xưởng cần cải tạo lại cho phù hợp.
- Các hạng mục liên quan đến nhà xưởng cần sửa chữa và nâng cấp cho phù hợp với thiết kế mới.
Quy trình 10 bước cải tạo nhà xưởng
Quy trình 10 bước cải tạo nhà xưởng này chỉ giới thiệu khái quát các nguyên tắc cơ bản khi sửa chữa, cải tạo xưởng với góc nhìn tổng quan để các bạn dễ ra quyết định hơn trong việc thực hiện công việc của mình.
Tìm hiểu thật kỹ nhu cầu sử dụng
Để đánh giá được nhu cầu sử dụng thì các bạn cần chú tâm vào các vấn đề sau đây:
- Quy trình sản xuất và công năng thiết bị của nhà xưởng.
- Thời gian sử dụng tối thiểu của nhà xưởng sau khi cải tạo.
- Ngân sách xây mới hoặc ngân sách cải tạo, sửa chữa có thể chi ra.
- Tiến độ thi công nâng cấp, sửa chữa hoặc xây mới có thể chấp nhận.
- Tính thẩm mỹ của nhà xưởng sau khi được cải tạo.
- Trong thời gian cải tạo có hoạt động sản xuất hay không, nếu buộc dừng thì thời gian gián đoạn tối đa là bao lâu?

Tìm đến đơn vị chuyên nghiệp
Những tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn được đơn vị thực hiện cải tạo nhà xưởng khách quan, phù hợp nhất:
- Có kinh nghiệm trong công việc.
- Có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công sửa chữa.
- Có quy trình quản lý quá trình thực hiện cải tạo, nâng cấp chuyên nghiệp.
- Có đội ngũ chuyên gia tư vấn vững vàng về kiến thức và kinh nghiệm.
- Am hiểu các vật liệu dùng trong công trình.
Khảo sát, đánh giá hiện trạng
Thông thường, các đơn vị dịch vụ nâng cấp và cải tạo sẽ tiến hành khảo sát miễn phí. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên có sự thỏa thuận cụ thể để công việc thực hiện bài bản, nghiêm túc và chất lượng hơn.
Trong quá trình khảo sát, bạn cần chú ý đến đề cương khảo sát cụ thể của đơn vị cung cấp dịch vụ cải tạo. Cụ thể là nên chú ý đến công năng, vật liệu, kết cấu đến phương án thiết kế đề xuất để tránh có sai sót trong thông tin.
Công năng, kết cấu, chất lượng
Các bạn cần kiểm tra kỹ nội dung báo cáo sơ bộ sau khảo sát của đơn vị dịch vụ cải tạo. Sau đó tiến hành cuộc họp thống nhất sơ bộ giữa các bên tham gia:
- Công năng sơ bộ có đáp ứng được yêu cầu bên bạn hay không? Có mở rộng diện tích hay thu gọn không?
- Có cần gia cố hay thay đổi kết cấu hiện tại của xưởng hay không?
- Cần gia cố từng phần hay phải thay mới vật liệu bao che nhà xưởng?

Tính thẩm mỹ
Khi đã thống nhất về kết cấu và mặt công năng, chúng ta cần xem xét đến tính thẩm mỹ để có những điều chỉnh thiết kế sơ bộ.
Ngân sách chi ra trong việc cải tạo, nâng cấp
Bạn cần tiến hành tính toán ngân sách dựa trên kết quả của phương án thiết kế sơ bộ. Từ đó sẽ có đánh giá lại phương án thiết kế trong trường hợp cần giảm chi phí hoặc ngân sách vượt dự tính.
Kiểm soát tiến độ
Tiến độ của việc xây dựng và hoàn thành việc sửa chữa, cải tạo nhà xưởng cần thỏa mãn các tiêu chí ban đầu. Và bạn cũng cần phải xem xét lại phương án nếu như tiến độ lập ra không thỏa mãn các tiêu chí ban đầu.

Công tác chuẩn bị
Đây là quá trình xâu chuỗi và điều chỉnh các bước. Giai đoạn này có thể thực hiện theo trình tự sau:
- Tùy theo quy mô để thành lập tổ dự án hoặc chọn ra người phụ trách dự án.
- Tiến hành thiết kế chi tiết và lập ngân sách cụ thể theo phương án thiết kế tối ưu đã được chọn.
- Đánh giá những ảnh hưởng trong quá trình thi công đến tình hình sản xuất và có các biện pháp cải thiện.
- Phê duyệt các biện pháp thi công và tiến độ thi công của đơn vị dịch vụ cải tạo.
- Chuẩn bị ngân sách cho việc thi công cải tạo.
Thực hiện sửa chữa, cải tạo
Bạn cần lưu ý một vài gợi ý sau đây nếu quá trình thi công phát sinh những thay đổi:
- Cần phải có quy trình quản lý để tránh quá trình thi công có nhiều thay đổi và phát sinh do đặc thù công việc.
- Đơn vị thi công phải báo cáo tất cả những thay đổi và phải chờ tiến hành đánh giá để đưa ra quyết định có chấp nhận thay đổi hay không.
- Cần tiến hành giám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo công trình được thi công đúng yêu cầu cũng như đảm bảo không có sự thay đổi hay phát sinh không chính đáng.
Đưa nhà xưởng vào sử dụng
Khi nhà xưởng được đưa trở lại vào quá trình sử dụng cũng sẽ có nhiều khiếm khuyết hoặc có những phát sinh mới. Do đó kể cả chủ đầu tư và đơn vị thi công đều cần duy trì nguồn lực để kịp thời điều chỉnh và sửa chữa.

Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị sửa chữa, cải tạo nhà xưởng uy tín
Để các bạn có thể dễ dàng lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ nâng cấp, sửa chữa nhà xưởng, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những lưu ý trong kinh nghiệm tìm hiểu đơn vị uy tín như sau:
- Cần xem xét những tư vấn và biện pháp thi công của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có chính xác, an toàn và hiệu quả hay không?
- Thái độ làm việc của đơn vị cải tạo có nhanh chóng, chuyên nghiệp để đảm bảo cho tiến độ của các công trình cũng như đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho doanh nghiệp của bạn?
Một số hình ảnh công trình cải tạo, nâng cấp nhà xưởng tại An Thịnh
CHỐNG THẤM SÀN CHILLER CÔNG TY DKSH
MỞ RỘNG VĂN PHÒNG KHO DKSH
LẮP QUẠT THÔNG GIÓ MAPPLE TREE VSIP 2
NÂNG CẤP HỆ THỐNG PCCC DKSH
MỞ RỘNG VĂN PHÒNG DKSH
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG HÚT DẦU CÔNG TY MVP
Quy trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng
Để thực hiện bảo trì máy móc nhà xưởng cần phải tiến hành thực hiện các công đoạn chủ yếu như:
- Khảo sát và kiểm tra đánh giá chất lượng cũng như hiện trạng của công trình
- Từ đó có những dữ liệu để lên kế hoạch sửa chữa những hư hỏng có thể xảy đến
- Tiếp đến lập kế hoạch kiểm tra định kỳ
- Bảo dưỡng bảo trì máy móc nhà xưởng
- Sữa chữa định kì và đột xuất cho công trình
- Lập cũng như quản lý hồ sơ về bảo trì công trình.
Lời kết
Với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết ngày hôm nay, hy vọng các bạn đã nắm bắt được những thông tin xoay quanh vấn đề cải tạo nâng cấp nhà xưởng. Rất mong những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp ích cho sự phát triển nhà xưởng của bạn. Chúc các bạn có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng!