Hệ thống điện công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành thiết bị và máy móc bên trong nhà máy đồng thời phục vụ nhiều chức năng sản xuất khác. Bên trong nhà xưởng thường có số lượng máy móc lớn và giá trị cao, chính vì vậy việc bảo trì hệ thống điện công nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Không những thế, nếu có sự cố xảy ra với hệ thống điện không chỉ gây gián đoạn sản xuất làm thiệt hại kinh tế mà còn có thể gây nguy hiểm với tính mạng của người lao động. Để đảm bảo tủ điện công nghiệp hoạt động trơn tru và an toàn thì doanh nghiệp phải thường xuyên bảo dưỡng hệ thống định kỳ. Đó chính là lý do mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đến dịch vụ Bảo trì tủ điện công nghiệp.
Tổng quan về dịch vụ bảo trì tủ điện công nghiệp
Bảo trì tủ điện công nghiệp là hoạt động kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống các thiết bị điện và tủ điện công nghiệp bên trong nhà máy, xí nghiệp. Bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp bao gồm rất nhiều khâu và hạng mục như:
- Khảo sát và đo lường các chỉ số dòng điện của máy móc trong nhà máy
- Lập bảng kế hoạch quản lý và bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ và dây chuyền sản xuất có sử dụng điện bên trong nhà máy.
- Thực hiện các thao tác tháo lắp, bố trí thiết bị và máy móc phù hợp hệ thống điện bên trong nhà máy. Lựa chọn những thiết bị phù hợp để thay thế, sửa chữa các linh kiện hư hỏng trong hệ thống điện.
Để bảo trì tủ điện công nghiệp thì doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà máy. Bên cạnh đó, để tiến hành vận hành máy móc kiểm tra một cách chuyên nghiệp và đưa ra kết quả chính xác thì không thể thiếu đội ngũ chất lượng, am hiểu kỹ thuật hệ thống điện công nghiệp quy mô lớn. Để tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức đào tạo, quản lý đội ngũ bảo trì thiết bị điện thì doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ bảo trì hệ thống điện công nghiệp.

Lợi ích khi bảo trì tủ điện công nghiệp định kỳ
Bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp định kỳ sẽ giúp tăng tuổi thọ của hệ thống điện, đảm bảo nguồn điện ổn định để máy móc vận hành hết công suất, tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí thay thế linh kiện hư hỏng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bảo trì hệ thống điện thường xuyên còn giúp kịp thời phát hiện sự cố chập điện, rò rỉ điện do linh kiện bị hao mòn, hư hỏng vì các tác nhân môi trường, côn trùng cắn phá,… từ đó có thể đưa ra phương án sửa chữa và thay thế thiết bị hư hỏng, đảm bảo an toàn của lưới điện.
Ngoài ra, việc áp dụng kiểm tra hệ thống điện định kỳ còn giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc mua sắm máy mới, giảm thiểu chi phí khấu hao và ngăn ngừa hư hỏng máy móc.
Cuối cùng, bảo trì tủ điện công nghiệp định kỳ còn có thể ngăn chặn mất an toàn lưới điện gây sự cố chập điện, cháy nổ làm thiệt hại về con người và tài sản.

Các hạng mục quan trọng của bảo trì hệ thống điện
Kiểm tra và bảo dưỡng Rơle điều khiển
Rơ le là thiết bị quan trọng trong hệ thống điện công nghiệp có nhiệm vụ chuyển mạch, đóng hoặc mở các dòng điện lớn mà các hệ thống mạch thông thường không thể can thiệp được.
Khi thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng Rơ le, kỹ thuật viên thường thực hiện theo quy trình sau:
- Kiểm tra tổng quát từ bên ngoài vào trong đối với bộ máy đồng hồ, các mối hàn, momen lò xo không bị rỉ sét, công vênh hay xê xịch lệch khỏi vị trí đã đặt. Kiểm tra các bộ phận hiệu chỉnh trong đồng hồ đo lường.
- Kiểm tra chi tiết từng phần tử Rơ le công nghiệp và tủ điện bằng cách đo điện trở một chiều của cuộn dây, kiểm tra sự nguyên vẹn của cuộn dây điện. Tiến hành đo điện trở cách điện các phần dẫn điện bằng thiết bị chuyên dụng của các mạch điện và vỏ cách điện.
- Hiệu chỉnh lại Rơ le để đảm bảo điều kiện chuyển mạch vẫn diễn ra bình thường.
Bảo dưỡng khí cụ điện đặt trong tủ điện công nghiệp hạ áp và Aptomat
Hệ thống đóng cắt hạ áp và Aptomat có nhiệm vụ ngăn ngừa, hạn chế hậu quả của sự cố quá tải, quá dòng, hư hỏng mạch điện và cách ly phần hư hỏng ra khỏi hệ thống chung. Qua đó, hệ thống này sẽ giúp bảo vệ mạch điện bằng cách dừng, cắt điện khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
- Làm sạch và siết lại các bulông của đường dây dẫn điện bằng cờ lê phù hợp
- Bảo dưỡng bộ phận truyền động và lò xo, vệ sinh mạch điều khiển, mạch tín hiệu và mạch tự động.
- Làm sạch cơ chế đóng mở tự động của mạch tự động, hành trình tiếp điểm động.
- Đo kiểm thời gian đóng mở Aptomat bằng mạch tự động và dùng nút bấm điều khiển.
- Kiểm tra và vệ sinh cầu dao, các thiết bị hồ quang bằng giẻ mềm và dung dịch chuyên dụng.
Bảo trì trạm biến áp trung thế
Trạm biến áp là bộ phận đặt các máy biến áp và các thiết bị phân phối điện để tạo nên hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh. Khi bảo trì trạm biến áp, kỹ sư điện phải thường thực hiện các thao tác sau:
- Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch trạm biến áp trước khi bảo trì.
- Đo kiểm dòng điện ở khu vực điện điều hành và khu vực phân phối.
- Bảo dưỡng hệ thống thanh cái, dao cách ly. Kiểm tra chi tiết để phát hiện những hóc hóc có thể xảy ra và lên phương án thay thế.
- Vệ sinh, tra mỡ chống cháy ở những tiếp điểm
- Kiểm tra biến thiên dòng điện, biến điệp áp và cầu chì.
- Kiểm tra và bảo dưỡng máy cắt trung thế và Rơ le bảo vệ máy cắt trung thế đảm bảo cơ chế đóng cắt điện diễn ra bình thường. Tra dầu chuyên dụng ở các tiếp điểm cắt, kiểm tra tiếp địa và khóa liên động.
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng rất cần thiết bên trong nhà máy để luôn đảm bảo điều kiện ánh sáng thuận lợi cho quá trình sản xuất. Các công việc quan trọng khi bảo trì hệ thống chiếu sáng bao gồm:
- Vệ sinh và làm sạch hệ thống dây điện, bóng đèn chiếu sáng.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống công tắc đóng mở, cầu chì và các linh kiện điều khiển của hệ thống chiếu sáng.
- Tiến hành khảo sát và đưa ra phương án thay thế những bóng đèn đã cũ, thay mới những hệ thống đèn tiết kiệm năng lượng.
Tại sao cần bảo trì tủ điện công nghiệp?
Tủ điện công nghiệp là thiết bị điện quan trọng, được ứng dụng trong nhiều hoạt động của đời sống. Tủ điện công nghiệp không chỉ cách ly người dùng khỏi các thiết bị có chứa điện. Mà còn là không gian chứa, bảo vệ những thiết bị quan trọng bên trong tủ điện. Như tụ bù, cầu chì, cầu dao, chuyển mạch, các đầu mối điện, thiết bị đóng/cắt, thiết bị điều khiển…
Trong quá trình sử dụng, tủ điện công nghiệp có thể gặp phải nhiều trục trặc. Như giảm sút tuổi thọ, hỏng các thiết bị bên trong tủ điện hay vận hành không êm ái, không đạt hiệu suất hoạt động như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do chất lượng của tủ điện và do cách vận hành, bảo dưỡng thiếu khoa học của người sử dụng.
Như vậy, bảo trì hay bảo dưỡng tủ điện công nghiệp là vô cùng cần thiết. Thực hiện quy trình này sẽ giúp thiết bị tránh được những hỏng hóc, sự cố lớn. Qua đó giúp tiết kiệm tối đa chi phí tu sửa cho người dùng. Không những vậy, bảo trì tủ điện đúng cách còn là phương pháp giúp tăng tuổi thọ thiết bị…
Kỹ sư bảo trì tủ điện công nghiệp có vai trò gì
Trong quy trình bảo trì tủ điện công nghiệp thì kỹ sư bảo trì là người đóng vai trò quan trọng nhất. Cụ thể:
- Kỹ sư là người phát hiện ra các sự cố, trục trắc, những điểm bất hợp lý của tủ điện công nghiệp. Việc định hướng, gọi tên chính xác “bệnh” của thiết bị sẽ giúp con đường sửa chữa đúng mục đích, không bị tốn quá nhiều chi phí vào những công đoạn không cần thiết.
- Kỹ sư còn là người trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng tủ điện công nghiệp. Do vậy yêu cầu hàng đầu đối với kỹ sư là phải nắm vững kiến thức kỹ thuật chuyên môn. Thứ hai là phải tận tâm với nghề, giao tiếp lịch thiệp và tận tình với khách hàng.
- Kỹ sư là người trực tiếp hoặc tư vấn khách hàng mua các thiết bị thay thế cho tủ điện công nghiệp (nếu cần). Do đó trình độ chuyên môn của kỹ sư sẽ quyết định đến việc lựa chọn được thiết bị phù hợp và chất lượng hay không.
Các bước bảo trì tủ điện công nghiệp
- Trước khi tiến hành bảo trì tủ điện công nghiệp, cần ngắt nguồn điện cấp cho thiết bị. Bước này giúp đảm bảo an toàn cho kỹ sư bảo trì. Cũng như bảo vệ cho các thiết bị điện trong trạng thái nghỉ khi được bảo dưỡng, thay thế phụ tùng mới.
- Kiểm tra Role điều khiển và bảo vệ. Việc kiểm tra này sẽ được tiến hành từ những quan sát bên ngoài tới những quan sát bên trong. Cần đặc biệt chú ý tới các ốc vít, đinh vít xem đã được vặn chặt chưa. Các mối hàn có thể nhìn thấy được cũng cần được kiểm tra về độ bền chắc. Sau khi kiểm tra từng bộ phận của role, cần điều chỉnh cuộn dây role sao cho phù hợp với khả năng vận hành của tủ điện công nghiệp.
- Kiểm tra và làm sạch Aptomat và khí cụ điện. Để kiểm tra các thiết bị này, cần dùng tua vít, kìm, cờ lê để vặn chặt các ốc vít bị lỏng. Cần tiến hành đo và kiểm tra các thông số điện cần thiết trước khi bảo trì. Các mạch điều khiển, mạch tự động của thiết bị cũng cần được kiểm tra kỹ càng. Đối với các thiết bị không mang điện, có thể làm sạch bằng giẻ sạch hoặc giả tẩm nước tẩy rửa chuyên dụng. Đối với các thiết bị man điện, chú ý chỉ cần làm sạch bằng giẻ khô. Trong quá trình bảo trì, hãy cố gắng loại bỏ hoàn toàn mọi bụi bẩn bám lại trong tủ điện.
Quy trình bảo trì tủ điện công nghiệp
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
Bước 2: Thực hiện các bước khảo sát và kiểm tra tổng quát
- Đội ngũ kỹ sư điện sẽ lập bảng theo dõi các thông số điện như: Tần số dòng điện, hiệu điện thế, hệ số công suất, điện áp và dòng điện từng pha. Công việc này sẽ được tiến hành theo tần suất nhất định để có thể đối chiếu thông số với nhau từ đó đưa ra kết quả sơ bộ.
- Sau khi đã khảo sát hiện trạng tổng quát, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân tích và lên phương án bảo trì và sửa chữa hiệu quả và ít tốn kém nhất cho doanh nghiệp.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra chi tiết
- Kiểm tra kết hợp vệ sinh bề mặt và bên trong của tủ điện tổng, tủ điện phân tầng. Tiến hành đo đạc, thu thập thông số và kiểm tra hệ thống đèn chỉ báo, đèn chỉ thị trên tủ điện.
- Kiểm tra công suất tiêu thụ điện của thiết bị và so sánh kết quả đo ở nhiều thời điểm khác nhau, xác định lượng điện năng hao hụt. Tiến hành đo kiểm và điều chỉnh dòng điện phù hợp với công suất của từng thiết bị theo như tủ phân khối.
- Hiệu chỉnh đồng hồ đo đếm, cân bằng dòng điện ở các pha.
- Ghi chép các thông số chi tiết để dễ dàng bảo dưỡng sau này.
Bước 4: Bảo trì hệ thống điện và thiết bị điện theo kế hoạch
Bước 5: Vận hành thử và hiệu chỉnh để đạt hiệu suất tối đa
Bước 6: Nghiệm thu cùng khách hàng và bàn giao.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về dịch vụ bảo trì hệ thống điện công nghiệp. Chúc quý doanh nghiệp luôn phát triển vững mạnh.